Sai lầm thường gặp khi chọn và sử dụng tã giấy cho người già

Sai lầm thường gặp khi chọn và sử dụng tã giấy cho người già

Tã cho người già, người lớn có nhiều loại với mục đích, cách sử dụng khác nhau, người dùng cần phải tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu và cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Dưới đây là một số sai lầm khi sử dụng tã cho người thân, bạn cần lưu ý.    

Chọn và sử dụng tã quần cho bệnh nhân nằm lâu năm?

Chọn tã cho người nằm lâu năm phải chú ý đến yếu tố thuận tiện và tránh làm tổn thương cơ thể người bệnh. Tã quần được thiết kế cho đối tượng có thể đứng, đi lại và cử động chân để thay tã dễ dàng. Đối với bệnh nhân nằm im một chỗ, bạn nên dùng tã dán với thiết kế miếng dán mở thuận tiện cho thao tác trong tư thế nằm. Khi thay tã cho bệnh nhân nằm lâu, đặc biệt là người già, bạn không cần phải nâng, trở cơ thể người bệnh nhiều vừa an toàn, thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Bạn cũng cần chọn size tã cho vừa vặn cơ thể, tránh quá rộng gây rò rỉ hoặc quá chật làm hầm bí, khó chịu người bệnh.

Một lựa chọn khác cho bệnh nhân nằm lâu năm đó là tấm lót. Người nhà nên chọn tấm lót có kích thước lớn để bệnh nhân thoải mái nằm mà không sợ vấy bẩn xung quanh.

Chọn và sử dụng tã dán cho người bệnh có thể đi lại?

Người bệnh thường được khuyến khích vận động hàng ngày để nhanh chóng hồi phục và tăng cường sức khỏe. Đối với trường hợp này, tã dán không phải là một lựa chọn đúng đắn vì khả năng lớn tã sẽ bị xô lệch trong lúc đi đứng, vận động rất bất tiện khi sử dụng. Không những vậy, việc thao tác mặc, thay tã cũng trở nên phức tạp hơn cho bản thân người dùng.

 

Sản phẩm được khuyên dùng cho người bệnh có thể đi lại là tã quần linh hoạt với thiết kế giống quần lót, lưng thun ôm sát, chống tràn hiệu quả khi vận động. Người bệnh có thể tự chủ động thay, mặc tã mà không cần sự trợ giúp của người thân. Một lưu ý khi sử dụng là đảm bảo thời gian mặc tã không quá lâu để tránh nhiễm khuẩn, gây mất vệ sinh và phản tác dụng sử dụng tã.

Khi thay tã cho người già, người bệnh, nhấc toàn bộ thân dưới lên để mặc và thay tã dán

Do quá trình lão hóa tự nhiên, xương khớp người lớn tuổi không còn dẻo dai, linh hoạt, mà trở lên giòn và dễ gãy, vì vậy các tác động lên người lớn tuổi được yêu cầu phải thật nhẹ nhàng. Khi thay tã cho người già, việc nâng nửa người lên để mặc tã thường xuyên là rất nguy hiểm, dễ gây tổn thương cho cơ thể, đồng thời gây khó khăn cho người thao tác.

Khi thay tã cho người bệnh, bạn nên đặt 1 tay vào hông, một tay đặt vào vai của bệnh nhân và đẩy nhẹ người bệnh nghiêng qua 1 bên rồi tựa vào người để tiến hành thay tã. Sau đó nhẹ nhàng lăn người bệnh quay lại vị trí ban đầu. Bạn hoàn toàn có thể thao, thay tã cho người già một cách dễ dàng mà vẫn an toàn cho người bệnh.

Không khuyến khích người bệnh đi lại vì sợ ngã, thường để người già, lớn tuổi đi vệ sinh tại chỗ bằng tã giấy

Sử dụng tã giấy là biện pháp hữu hiệu cho vấn đề vệ sinh ở người cao tuổi nhưng không nên lạm dụng. Khi người bệnh có thể vận động thì cố gắn động viên người bệnh tự đi tiểu tiện trong nhà vệ sinh. Đó là cách rèn luyện cơ thể khỏi sự ù lỳ và bị động. Người bệnh tập thói quen mang tã nhưng chỉ tiểu tiện trên tã giấy khi không kịp vào nhà vệ sinh hoặc không còn cách nào để đi đến nhà vệ sinh. Để người già, người lớn tuổi hoặc người bệnh đi vệ sinh hoặc tự thay mặc tã là một bài tập nhỏ giúp người bệnh dần trở lại cuộc sống tự chủ, nên được khuyến khích.